Thực hành Giáo dục cảm xúc & xã hội (SEL) cho người làm giáo dục

Faros Education & Consulting 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

 

 

 

Mất bình tĩnh với học sinh? Giận mình vì đã mất bình tĩnh, buông những lời mà bình thường ra mình không bao giờ nói? Làm sao để điều tiết cảm xúc mạnh? Làm sao để đặt mình vào vị trí của học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp? Làm sao để thấu cảm? Làm sao để hài hoà trong những quyết định? Làm sao để xây dựng mối quan hệ lành mạnh với học sinh?... những câu hỏi này có thể được trả lời cho thầy cô khi thầy cô học tập và thực hành 5 cấu phần của khoá đào tạo Thực hành Giáo dục Cảm xúc và Xã hội 

Làm sao để hướng dẫn học sinh nhận biết cảm xúc? Điều tiết những cảm xúc mạnh? Hiểu điểm mạnh điểm yếu? Biết tự tạo động lực? Làm sao để học sinh hiểu và phối hợp với các bạn cùng lớp lành mạnh? Thấu hiểu cho khó khăn của giáo viên và trân trọng công sức của giáo viên?  

Làm sao để thầy cô – học trò hiểu mình, hiểu nhau để học các môn học cho tốt? 

Làm sao đặt mình vào vị trí của phụ huynh để thiết lập sự cộng tác hiệu quả cho mục tiêu cùng hướng dẫn học sinh? 

Làm sao ban giám hiệu xây dựng sự trợ giúp hiệu quả, lành mạnh hơn nữa cho hội đồng giáo viên trường? 

Làm sao để thầy cô bước đầu tích hợp các hoạt động thực hành SEL vào trong tiết dạy của riêng mình? Để nội dung bài học được học sinh đón nhận trong lớp? 

Khoá học cung cấp kiến thức và những bài thực hành giúp thầy cô tự thực hành cho mình, từng bước áp dụng những thực hành vào trong lớp học với học sinh. Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa việc thực hành SEL và hạnh phúc của con người nói chung (Furnham, Adrian & V. Petrides, K. 2003) và với học sinh nói riêng (Sasanpour M. et.al. 2012; Malik Roshan Ara, 2013).  

SEL: What Are the Core Competence Areas and Where are they Promoted?

Trong giáo dục, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy trẻ thực hành trí tuệ xúc cảm giúp tăng thành tích học tập (Durlak, J. A et al 2011), gia tăng cơ hội học tập sau phổ thông trung học (Jones, D., et al 2015), gia tăng chất lượng mối quan hệ và giảm các hành vi bạo lực và bắt nạt trong học đường. 

Trong báo cáo của World Bank, các nhà tuyển dụng cũng cho rằng năng lực thông minh cảm xúc là năng lực quan trọng để thành công trong công việc và cũng là năng lực khó tìm nhất khi tuyển dụng (Cunningham, W., & Villasenor, P. 2016).  

Trong bối cảnh học đường, bồi dưỡng trí thông minh cảm xúc được xây dựng thành những chương trình Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội (Social Emotional Learning - SEL) và được áp dụng như một chương trình chính thức trong các trường học của 49/50 bang của Mỹ, rồi lan ra nhiều quốc gia khác (trong đó có Việt Nam). Gần 3 thập kỷ qua, có hơn 35 chương trình được bảo chứng từ CASEL trong số hàng trăm chương trình SEL được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu và thực nghiệm. SEL là mô hình được lồng ghép trong chương trình học ở các bậc học và là khung lý thuyết giúp các nhà giáo dục phát triển tối đa sự phát triển chiều kích cảm xúc, xã hội của học sinh. 

Tại Việt Nam, Chương trình Giáo dục Cảm xúc và Kỹ năng xã hội mới được quan tâm trong khoảng 10 năm trở lại đây – cũng là thời gian của các vấn đề nóng của giáo dục được phơi bày: tình trạng bạo lực học đường, mỗi ngày đến trường với áp lực thành tích, sự thiếu thấu cảm giữa phụ huynh – giáo viên – nhà trường – học sinh…Những kết quả áp dụng thành công tại Mỹ và các nước khác trên thế giới nhằm giảm thiểu những vấn đề học đường mà giáo dục Việt Nam đang đối mặt chính là động lực và kinh nghiệm để các nhà giáo ở Việt Nam có thể vững tin học hỏi và triển khai. Chương trình Giáo dục Cảm xúc và Kĩ năng xã hội đã được phát triển thành môn học cho sinh viên (tại các khoa Sư phạm, tại ĐH Sư Phạm), các dự án phát triển thực hành cho sinh viên (Đại Học Hoa Sen) và những dự án thực hành dành cho giáo viên cũng như đưa chương trình vào giảng dạy dành cho học sinh (Sanford Harmony Việt Nam) tại các trường mầm non (2018), tiểu học, phổ thông trung học tư thục (2015) 

Vì những lý do trên, chúng tôi xây dựng chương trình: “Hiểu và thực hành Trí thông minh cảm xúc” – chương trình dành cho giáo viên/nhà giáo dục giảng dạy kỹ năng cảm xúc – xã hội trong các tổ chức giáo dục, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho giáo viên/nhà giáo dục để thực hành cho chính mình, lồng ghép vào các hoạt động lớp học hay xây dựng giáo án phát triển trí thông minh cảm xúc cho học sinh. 

  1.  

  2. MỤC TIÊU 

  • Kiến thức (Head): 

  • Nhận biết nền tảng về Trí thông minh cảm xúc, tầm quan trọng và lợi ích của Trí thông minh cảm xúc  

  • Hệ thống được những kiến thức nền tảng, quan trọng về Chương trình giáo dục cảm xúc xã hội (SEL) 

  • Liệt kê và phân tích được năm cấu phần năng lực của SEL 

  • Nhận diện những chương trình SEL đang áp dụng 

  • Thái độ (Heart):  

  • Sẵn sàng thực hành cho chính mình trong đời sống hàng ngày 

  • Cởi mở hơn với những cảm xúc mạnh xuất hiện trong bản thân và những người xung quanh 

  • Sẵn sàng xây dựng môi trường an toàn, tin cậy trong áp dụng các hoạt động kỹ năng cảm xúc - xã hội tại lớp 

  • Sẵn sàng lồng ghép hoạt động SEL vào trong tiết học 

  • Tìm hiểu thêm những thực hành mới để áp dụng cho bản thân và lớp học   

  • Kỹ năng (Hands):  

  • Thực hành nhận diện được cảm xúc và quản trị cảm xúc trong tương tác với người khác 

  • Rèn luyện khả năng chấp nhận những cảm xúc mạnh xuất hiện ở bản thân, ở học trò và những người xung quanh 

  • Thực hành các bài tập cải thiện khả năng hiểu và làm chủ bản thân, hiểu và tương tác với người khác hiệu quả 

  • Bước đầu xây dựng các hoạt động lồng ghép/ giáo án SEL trong lớp của mình 

  1. ĐỐI TƯỢNG - SỐ LƯỢNG 

  • Đối tượng: giáo viên, ban giám hiệu, chủ trường, người làm dự án giáo dục 

  • Số lượng: tối đa 25 học viên 

  1. THỜI LƯỢNG: 2 ngày (8 giờ/ngày) 

Graphical user interface, text

Description automatically generated

 

  1.  

  2. NỘI DUNG 

Buổi 

Tên chuyên đề 

Nội dung 

Ngày 1 

Sáng 

Chuyên đề 1 

Giới thiệu về Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence) và Chương trình Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội (Social and Emotional Learning) 


  • Giới thiệu về Phát triển con người toàn diện 

  • Giới thiệu về Trí thông minh cảm xúc 

  • Giới thiệu về Chương trình Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội. 

  • Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội là gì? 

  • Nền tảng lý thuyết của Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội.  

  • Những ích lợi của Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội. 

  • Ứng dụng Giáo dục cảm xúc và kỹ năng xã hội trong trường học như thế nào? 

  • Giới thiệu các chương trình Giáo dục cảm xúc và Kỹ năng xã hội đang triển khai trên thế giới 

Chiều 

Chuyên đề 2 

Nhận thức bản thân  

(Self-Awareness) 


  • Năng lực nhận thức bản thân (Self-Awareness).  

  • Khái niệm.  

  • 5 năng lực nhận thức bản thân: 

  • Nhận diện cảm xúc (Identifying emotions).  

  • Nhận thức chính xác bản thân (Accurate self-percetion). 

  • Nhận diện điểm mạnh (Recognizing strength). 

  • Sự tự tin (Self - confidence) 

  • Hiệu quả bản thân (Self -Efficacy). 

  • Thiết kế và trình bày hoạt động trong lớp giúp người học  

  • Phát triển năng lực nhận thức bản thân,  

  • Phát triển ý tưởng áp dụng vào trong lớp học. 

Chuyên đề 3 

Quản lý bản thân 

 (Self-Management) 


  • Năng lực quản lý bản thân (Self-Management). 

  • Khái niệm 

  • 6 năng lực quản lý cảm xúc (Self-Management).  

  • Kiểm soát cảm xúc mạnh (impulse control). 

  • Quản lý stress (Stress management). 

  • Kỷ luật bản thân (Self-Discipline). 

  • Tự tạo động lực (Self-motivation). 

  • Thiết lập mục tiêu (Goal setting). 

  • Kỹ năng tổ chức (Organization skills). 

  • Thiết kế và trình bày hoạt động trong lớp giúp người học 

  • Phát triển năng lực quản lý cảm xúc,  

  • Phát triển ý tưởng áp dụng vào trong lớp học. 

Sáng 

Chuyên đề 4: 

Nhận thức xã hội  

(Social Awareness) 


  • Năng lực nhận thức xã hội (Social Awareness). 

  • Khái niệm 

  • 4 năng lực của nhận thức xã hội: 

  • Đặt mình vào vị trí người khác (Perspective taking). 

  • Đồng cảm (Empathy) 

  • Đánh giá cao sự khác biệt (Appreciating diversity) 

  • Tôn trọng người khác (Respect for others) 

  • Thiết kế và trình bày hoạt động trong lớp giúp người học  

  • Phát triển năng lực nhận thức xã hội 

  • Phát triển ý tưởng áp dụng vào trong lớp học. 

Chuyên đề 5 

Những kỹ năng tương quan 

(Social Relationship skills) 

 


  • Kỹ năng tương quan 

  • 4 kỹ năng xã hội: 

  • Giao tiếp  

  • Quan tâm xã hội 

  • Xây dựng mối quan hệ  

  • Làm việc đội nhóm  

  • Thiết kế và trình bày hoạt động trong lớp giúp người học  

  • Phát triển kỹ năng tương quan 

  • Phát triển ý tưởng áp dụng vào trong lớp học. 

Chiều 

Chuyên đề 6:  

Ra quyết định có trách nhiệm 

(Responsible decision-making) 


  • Ra quyết định có trách nhiệm (Responsible decision-making). 

  • Khái niệm 

  • 6 năng lực của ra quyết định có trách nhiệm: 

  • Xác định vấn đề (Identifying problems). 

  • Phân tích tình huống (Analyzing situations). 

  • Giải quyết vấn đề (Solving problems). 

  • Đánh giá (Evaluating). 

  • Phản tư (Reflecting). 

  • Trách nhiệm đạo đức (Ethical Responsibility). 

  • Thiết kế và trình bày hoạt động trong lớp giúp người học  

  • Phát triển năng lực ra quyết định có trách nhiệm.  

  • Phát triển ý tưởng áp dụng vào trong lớp học. 

Lập kế hoạch hành động 


  • Thực hành cho tôi? 

  • Thực hành cho lớp của tôi 

 

 

 

  1. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO (TRAINING METHODS) 

Khóa học bao gồm 30% thời gian thảo luận lý thuyết và 70% thực hành  



Powered by Froala Editor

Chọn nhóm đào tạo:

Bộ chương trình xây dựng văn hóa trường học của Thomas Gordon

"Tại Việt Nam, FAROS là đơn vị độc quyền giữ bản quyền triển khai các chương trình đào tạo của GTI.

Các chương trình đạo tạo của GTI có bề dày lịch sử hơn 50 năm và không ngừng được cải tiến cho phù hợp với thời đại. 

Tác giả của chương trình - Tiến sĩ Thomas Gordon, người đã từng được 3 lần đề cử giải Nobel Hòa bình trong lĩnh vực tâm lý, tham vấn, giúp các tổ chức, trường học, các gia đình… thấu hiểu và xích lại gần nhau hơn."

Powered by Froala Editor

Khóa đào tạo cụ thể

Bộ chương trình kỹ năng Quản lý giáo dục

"Có thể ví phương pháp quản lý & vận hành giống như một mảnh đất, còn ý tưởng chuyên môn như một hạt giống. Hạt giống có tốt đến mấy mà không được gieo trồng trên một mảnh đất tốt thì rất dễ dàng bị thui chột hoặc không phát huy hết tiềm năng của mình 

Thấu hiểu được tầm quan trọng của từng bộ phận trong mỗi dơn vị giáo dục, FAROS Education & Consulting đã thiết kế riêng cho những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục những chương trình đào tạo đặc biệt giúp các tổ chức giáo dục vận hành hiệu quả hơn. 

Đây là các chương trình thực chiến mà đội ngũ FAROS dành nhiều tâm huyết để thiết kế thay vì lý thuyết chung chung, chương trình không chỉ giúp cho những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục có được các kiến thức, kỹ năng mà còn được học hỏi nhiều kinh nghiệm thực chiến từ đội ngũ chuyên gia, giảng viên nhiều kinh nghiệm trong vận hành trường học chia sẻ. "

Powered by Froala Editor

Khóa đào tạo cụ thể

Bộ chương trình Kỹ năng chuyên môn - Vận hành chuyên môn

Một tổ chức giáo dục được hình thành và phát triển không thể thiếu 3 yếu tố: cộng đồng học tập, chương trình học tập và phương pháp sư phạm. Trong đó:  

-Cộng đồng học tập: bao gồm các thầy cô giáo, ban lãnh đạo, bộ phận vận hành nhà trường, các em học sinh, phụ huynh. 

-Chương trình học tập: những nội dung chủ yếu truyền đạt đến học sinh để đảm bảo đạt được mục tiêu cững mỗi khóa học, cấp học. 

-Phương pháp sư phạm: cách thức truyền tải các nội dung của chương trình học tập thông qua các hoạt động trên lớp. 

Để tổ chức giáo dục có thể phát triển tốt hơn thì việc cải thiện mỗi yếu tố trên là điều thiết yếu. Từ việc cải thiện mỗi yếu tố đó, tổ chức giáo dục sẽ có thể cập nhật được xu hướng giáo dục của thời đại, phải thay đổi sao cho phù hợp và người làm giáo dục phải cần phải trau dồi thêm những kỹ năng gì để đạt được mục tiêu của tổ chức giáo dục?  

Hiểu được các nhu cầu đó FAROS Education & Consulting đã phát triển và thiết kế Nhóm chương trình đào tạo Chuyên môn & Bổ trợ trong giáo dục dành cho các giáo viên/ người làm trong lĩnh vực giáo dục. 

Powered by Froala Editor

Khóa đào tạo cụ thể

Bộ chương trình Giáo viên mầm non

Bộ chương trình đào tạo KINDER CHAMPION - Quản lý chuyên môn mầm non toàn diện là một giải pháp hàng đầu thế giới dành cho giáo viên mầm non trong việc thiết lập mối quan hệ gắn bó tích cực với trẻ độ tuổi nhà trẻ và mầm non, đồng thời phát triển các kỹ năng nền tảng của giai đoạn phát triển đầu đời. Chương trình được xây dựng và phát triển trong 30 năm tại Đại học Washington (Hoa Kỳ) bởi tiến sĩ Carolyn Webster-Stratton cùng các cộng sự của mình. Hiệu quả của chương trình trong việc cải thiện chất lượng mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, bao gồm tăng các tương tác tích cực và giảm sự cứng nhắc của kỉ luật lớp học đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu độc lập trên toàn thế giới. Các nghiên cứu này cũng bao gồm các quan sát cho thấy sự giảm đi rõ ràng các vấn đề về hành vi và gia tăng các năng lực cảm xúc xã hội ở trẻ.

Powered by Froala Editor

Khóa đào tạo cụ thể

Bộ chương trình vận hành Trường học kiến tạo

Một trong những nỗi “đau đầu” của người làm quản lý giáo dục là làm thế nào để những triết lý   giáo dục mà nhà trường hướng đến được thấm nhuần trong đội ngũ và trở thành những hành động cụ thể? Thực tế cho thấy rằng dù tầm nhìn và và sứ mệnh ban đầu được xác lập đẹp đẽ đến đâu, chúng cũng khó trở thành hiện thực nếu không có những cách thức, quy trình rõ ràng và nhất quán để triển khai.

“TRƯỜNG HỌC KIẾN TẠO” là một bộ giải pháp thiết lập và vận hành trường học toàn diện, bao quát các khía cạnh từ chuyên môn đến vận hành. Nếu bạn đang dẫn dắt một ngôi trường và mơ ước về một “bộ công cụ được thiết kế sẵn” giúp quản lý, vận hành tổ chức giáo dục một cách có hệ thống và nhất quán, THKT chính là điều bạn đang tìm kiếm.

Powered by Froala Editor

Khóa đào tạo cụ thể

Không có khóa học nào

Để lại thông tin quan tâm, tư vấn

Đăng ký ngay

{[{message_submit}]}

{[{notification.title}]}

{[{notification.message}]}